Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ nội hiện nay

Bệnh trĩ nội có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân bệnh trĩ nội thường gặp. Bệnh trĩ nội hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch máu nằm bên dưới đường lược hậu môn, chúng phình to, căng và sa xuống, tạo nên các búi trĩ hậu môn.

Ở giai đoạn đầu, các búi trĩ nội mới nằm ở trong ống hậu môn, không thể nhìn thấy và khó nhận biết từ bên ngoài nên chưa gây ra đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Chảy máu có thể là dấu hiệu duy mà bệnh nhân mắc trĩ nội có.Tuy nhiên, bệnh trĩ nội nếu không phát hiện và điều trị sớm, các búi trĩ nội sẽ lòi ra ngoài hậu môn, đe dọa nhiều biến chứng xấu, nguy hại cho sức khỏe như tắc mạch, nghẽn búi trĩ, thậm chí là hoại tử búi trĩ, mất máu dẫn đến thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, …

Dưới đây hãy cùng phòng khám trĩ Thái Hà một số nguyên nhân bệnh trĩ nội, hi vọng có thể giúp bạn có thêm hiểu biết để biết cách phòng ngừa căn bệnh này:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

nguyên nhân bệnh trĩ nội

Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội

Táo bón là tình trạng ra ngoài phân cứng, bệnh nhân phải rặn mỗi khi đi ngoài, vô hình chung đã gây ra áp lực cho các thành tĩnh mạch hậu môn, sự co bóp hậu môn yếu dần nên dẫn đến bệnh trĩ nội.Bệnh nhân bị táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống mất cân đối, ít chất xơ, nhiều thức ăn cay nóng, giàu mỡ; uống ít nước …

Ít vận động

Nếu bạn ít vân động thì cơ thể sẽ trở nên nặng nề và kém hoạt bát, lượng máu lưu thông chậm đều dồn hết xuống khu vực hậu môn khiến cho cơ thắt hậu môn hoạt động kém hiệu quả, suy yếu dần và dẫn đến bệnh trĩ.

Mang thai và sinh con

Sự phát triển của thai nhi trong tử cung gây sức nặng xuống vùng xương chậu và hậu môn, chèn ép các thành tĩnh mạch hậu môn nên dẫn đến bệnh trĩ. Theo thống kê, hầu hết chị em đều có dấu hiệu bệnh trĩ nội khi mang thai đến tháng thứ 6.

Đến ngày sinh em bé, thai phụ phải dồn hết sức lực, tác động lên vùng xương chậu để đưa em bé ra ngoài. Quá trình này vô hình chung đã gây một lực không hề nhỏ lên thành hậu môn khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Làm việc nặng nhọc có thể dẫn đến bệnh trĩ nội

Người thường xuyên làm việc nặng nhọc có thể gây áp lực cho ổ bụng xuống hậu môn, các tĩnh mạch trĩ hậu môn suy yếu dần, lòi ra ngoài hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.

Bác sĩ tư vấn

Đứng hoặc ngồi quá lâu

Việc bạn đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài cũng khiến cho toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng bụng và khu vực hậu môn trực tràng, cản trở lưu thông máu và khiến các tĩnh mạch trĩ hậu môn sưng phồng, dẫn đến bệnh trĩ.

Đây là nguyên nhân mà những người có công việc thường phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài như lái xe, công nhân may mặc, nhân viên văn phòng … thường bị bệnh trĩ.

Cao tuổi

Ở người già, chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể đều bắt đầu suy giảm, bao gồm cả chức năng của cơ vòng hậu môn. Cơ vòng co giãn kém khiến các tĩnh mạch trĩ không thể bấu víu, bị mất neo và sa ra ngoài hậu môn, gây ra bệnh trĩ.

Lời khuyên: Nếu như bạn đang mắc phải một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trên thì nguy cơ bị trĩ của bạn là rất lớn. Để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, bạn cần phải khắc phục được những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đó bằng cách:

  • Nên đại tiện vào một giờ cố định, mỗi ngày một lần.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga, …
  • Phòng ngừa táo bón bằng việc ăn đủ các loại rau, củ quả, tránh xa các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá …
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh, không đọc báo, chơi điện tử mỗi khi đại tiện …

Bài viết bạn quan tâm:

Trên đây là những nguyên nhân bệnh trĩ nội, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến bác sĩ phòng khám Thái Hà, số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giúp đỡ.

Biên soạn/ Hải Yến.