Bà bầu bị trĩ nội do đâu

Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị trĩ nội , đặc biệt là trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nhi. Vậy bà bầu bị trĩ nội do đâu? Hãy cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu về những nguyên nhân khiến các chị em mắc trĩ khi mang thai sau đây.

bà bầu bị trĩ nội

Bà bầu và bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng hậu môn, xảy ra phổ biến ở 30-50% dân số. Theo thống kê, hầu hết các chị em mang thai đều phải trải qua các triệu chứng bệnh trĩ giống nhau, phổ biến là trĩ nội.

Trĩ nội là các búi trĩ hình thành ở bên trên đường lược hậu môn, bề mặt là niêm mạc của ống hậu môn. Người bị trĩ nội ở giai đoạn đầu đều khó nhận biết, bệnh nhân không có triệu chứng nào khác ngoài dấu hiệu đi cầu ra máu. Về sau, khi các búi trĩ nội sa ra bên ngoài hậu môn khi đại tiện thì bệnh trĩ nội đã ở mức độ trung bình đến nặng, gây khó khăn hơn cho việc điều trị.

Bài viết bạn quan tâm:

Bà bầu bị trĩ nội xuất phát từ đâu

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ nội. Các nguyên nhân này đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng sức ép lên vùng bụng, dồn xuống khu vực hậu môn trực tràng nên làm cho các thành tĩnh mạch trĩ trương căng.

Sức ép của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung gây áp lực lên tất cả các mô và cơ quan trong bụng mẹ. Dòng máu vào và ra trong hệ thống tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị chèn ép, khiến hệ thống tĩnh mạch yếu đi dần và sa xuống.

Do tăng cân: Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, cân nặng người mẹ gia tăng đáng kể. Điển hình như tổng lưu lượng máu trong cơ thể mẹ gia tăng hơn 40% so với bình thường mới có thể cung cấp đủ lượng oxi cho con. Cùng với đó là chất dinh dưỡng cũng gia tăng… gây áp lực lên vùng bụng và dồn xuống vùng hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ.

Do táo bón: Trong thời kỳ mang thai mà mẹ bị táo bón thì nguy cơ mắc trĩ sẽ gia tăng hơn nhiều do với bình thường. Táo bón khiến cho phân của mẹ bầu bị cứng và khô, di chuyển chậm chạp trong ống hậu môn trực tràng và gây tổn thương cho hệ thống tĩnh mạch ở đây, chúng suy yếu và xa xuống, hình thành nên búi trĩ.

Thay đổi nội tiết: Nội tiết tố trong cơ thể mẹ mang thai có sự thay đổi lớn với bình thường. Theo đó, các mô và thành tĩnh mạch không còn vững chắc như thường ngày, chúng lỏng lẻo, có xu hướng sưng và viêm lên khi phải vận chuyển lớn khối lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng nên dần suy yếu.

Bác sĩ tư vấn

Bà bầu bị trĩ nội cần lưu ý điều gì?

Chị em có thể áp dụng tất cả các mẹo sau đây để làm giảm khả năng phát triển của bệnh trĩ khi mang thai:

Ngăn ngừa táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc trĩ, do đó, mẹ bầu phải phòng ngừa tình trạng này bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, kiêng ăn đồ ăn cay nóng và thực phẩm giàu đạm…

Uống nhiều nước: Nước không những giúp phòng táo bón hiệu quả mà còn có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể. Bà bầu cần cung cấp ít 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, nước canh… đều được.

Đại tiện khoa học: Tránh ngồi xổm trong thời gian dài, mỗi khi đi vệ sinh nên đặt bàn chân lên một chiếc ghế để làm giảm áp lực lên khung chậu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi.

Tâm lý thoải mái: Bỏ qua cảm giác lo lắng và căng thẳng, chúng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ. Bà bầu cần nhớ rằng thai nhi trong bụng mẹ có thể bị suy nghĩ và tâm trạng của mẹ bị ảnh hưởng.

Chế độ ăn phù hợp: Đảm bảo chế độ ăn của bà bầu không những đầy đủ dinh dưỡng, mà còn giàu thức ăn thô và chất xơ. Các thực phẩm như trái cây, rau xanh, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám… đều khiến cho phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Các loại thịt đỏ, thực phẩm đã qua chế biến… đều cần hạn chế.

Tập yoga và kegels phù hợp: Sẽ giúp bà bầu tăng lưu thông máu và cải thiện hệ thống tiêu hóa, duy trì sức mạnh sàn chậu và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.

Duy trì cân nặng khoa học: Bà bầu chỉ nên tăng cân từ 10-12kg trong giai đoạn thai kỳ. Nếu tăng cân nhiều hơn có thể gặp phải nhiều biến chứng khác.

Lời khuyên dành cho bà bầu khi bị bệnh trĩ nội

Hầu hết bà bầu đều bị bệnh trĩ nội, do đó, bạn đừng quá xấu hổ nếu rơi vào tình trạng này. Điều quan trọng là phải sớm nhận ra các dấu hiệu bệnh trĩ nội để sớm đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ nội cho bà bầu cần hết sức cẩn thận do lo ngại quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Thực tế, việc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng chứ không có khả năng loại bỏ búi trĩ nội hoàn toàn. Hầu hết mẹ bầu sẽ phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi đã sinh con.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám trĩ về vấn đề bà bầu bị trĩ nội do đâu. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà số 11, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây.

Tổng hợp/Hải Yến.