Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Thực tế, rất nhiều trường hợp do không hiểu rõ bệnh trĩ ngoại là gì nên đã nhầm lẫn với khối thịt thừa thông thường. Bệnh trĩ ngoại tuy không nguy hiểm bằng trĩ nội và trĩ hỗn hợp nhưng gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

trĩ ngoại

Để hiểu rõ hơn bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả, mời các bạn hãy theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết bạn quan tâm:

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng bị căng giãn quá mức, sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ ngoại ở bên ngoài hậu môn, phía trên đường lược.

Bệnh trĩ ngoại có tỷ lệ mắc ngày càng phổ biến trong bối cảnh xã hội hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại lại khá chủ quan, coi thường dẫn đến điều trị muộn.Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác vướng cộm, ngứa hậu môn, đau rát hậu môn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Táo bón tiêu chảy kéo dài nhiều ngày tạo áp lực lớn lên ống các tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ ngoại.

Tắc mạch máu tại hậu môn do bị vỡ các mạch máu, kèm theo nhiều đau đớn, căng tức.

Tĩnh mạch bị phình gập sẽ gây ra những khối hình tròn hoặc elip, thậm chí là các tổ chức liên kết ở phía cửa hậu môn.

Các rãnh nhăn ở rìa hậu môn bị phình to cộng với sự tăng sinh quá mức của niêm mạc da là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học, nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ dễ gây ra táo bón mãn tính – nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.

Lười vận động hoặc thường xuyên vận động mạch quá sức cũng khiến vùng chậu, hậu môn trực tràng chịu áp lực lớn.

Những người mắc bệnh lỵ, xơ vữa, cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch…cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn trĩ nội do đặc điểm búi trĩ hình thành ngay phía ngoài hậu môn, phía trên đường lược. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu búi trĩ còn nhỏ nên thường bị nhầm lẫn với khối thịt thừa hậu môn. Chính vì vậy, hầu hết những người mắc bệnh trĩ ngoại chỉ đến khám và điều trị khi bệnh đã phát triển đến mức độ 2,3.

Phân biệt được dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại sẽ giúp điều trị bệnh dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu.

Rìa hậu môn phía trên các nếp gấp xuất hiện búi trĩ có hình tròn hoặc elip, bề mặt khô nhẵn, kích thước bằng khoảng 1 hạt đậu. Càng về sau, búi trĩ sẽ phát triển càng to gây nhiều vướng cộm và đau đớn.

Chảy máu hậu môn. Lúc đầu máu chỉ chảy ít khi bị táo bón, máu thường dính thành những tia nhỏ trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Về sau, chảy máu hậu môn có thể diễn ra ngay cả khi không bị táo bón.

Đau rát, ngứa ngáy hậu môn.

Hậu môn tiết nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt, khó chịu.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Để phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả, bạn nên thực hiện những lưu ý sau:

Ăn uống khoa học, nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Uống nhiều nước, trung bình 7 – 8 cốc nước mỗi ngày.

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày.

Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.

Không nên khuân vác vật nặng trong thời gian để hạn chế hiện tượng sa búi trĩ.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, là sau mỗi lần đại tiện.

Rèn luyện thói quen đại tiện đúng cách, đúng giờ, không cố rặn khi bị táo bón.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh trĩ ngoại. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

Do dung lượng bài viết có hạn, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh trĩ ngoại bạn có thể liên hệ đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc 0325.780.327 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với “bác sĩ chuyên khoa”.

Tổng hợp/Hải Yến.