Biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ thường thấy là cảm giác ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu. Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ có thể khác nhau phụ thuộc vào các loại bệnh trĩ và mức độ bệnh trĩ.
Bệnh trĩ một khi đã nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh trĩ giúp người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Ở tuổi 50, khoảng hơn một nửa số người đã trải qua một hoặc nhiều triệu chứng của bệnh trĩ như đau, ngứa, chảy máu hậu môn và sa búi trĩ.
Người mắc bệnh trĩ thường e ngại, chủ quan không đi khám, để mặc bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế. Điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng thường rất đau đớn, phức tạp. Bác sĩ buộc phải áp dụng phương pháp can thiệp mạnh, xâm lấn nhiều và gây đau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý và có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.
Bệnh trĩ (trong dân gian còn gọi là bệnh lòi dom) được tạo thành do các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn bị co dãn quá mức (phình tĩnh mạch trĩ). Niêm mạc ống hậu môn được chia thành 2 phần khác nhau, ngăn cách bởi đường lược:
★ Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên đường lược (trực tràng trên) phồng to và trĩ hình thành bên trên đường lược thì gọi là trĩ nội.
★ Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới đường lược phồng to và trĩ phát triển dưới da xung quanh hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại.
1. Dấu hiệu nhận biết các loại bệnh trĩ
Về dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ: Mới đầu, người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện không hết, muốn đại tiện nhưng không được, xuất hiện máu và cảm giác đau rát hậu môn.
Để thêm một thời gian nữa, biểu hiện của bệnh trĩ rõ ràng hơn, niêm mạc hậu môn sa xuống, xuất hiện các búi trĩ. Một người có thể có trĩ nội, trĩ ngoại hoặc cả hai.
✢ Biểu hiện của bệnh trĩ nội
Triệu chứng của bệnh trĩ nội điển hình là hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện, máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu.
Vùng niêm mạc nằm bên trên đường lược không có cảm giác nên trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chảy máu nhiều.
Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ từ 1 đến 4. Trĩ nội độ 1,2 là mức độ nhẹ còn trĩ nội độ 3, 4 là mức độ nặng của bệnh trĩ.
★ Trĩ nội độ 1: Búi trĩ xuất hiện trong ống hậu môn, không gây đau, bệnh nhân khó nhận biết ngoài hiện tượng đại tiện ra máu.
★ Trĩ nội độ 2: Khi trĩ nội bị sa ra ngoài hậu môn mang theo chất nhầy và các hạt phân nhỏ nên có thể gây ngứa. Búi trĩ nội sa ra có thể tự co lại.
★ Trĩ nội độ 3: Về sau, trĩ nội sẽ sa ra ngoài thường xuyên hơn khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, ho hoặc hắt xì hơi, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ sa và nghẹt búi trĩ.
★ Trĩ nội độ 4: Các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài hậu môn và không thể tụt lại vào bên trong hậu môn được nữa.
✢ Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại phát triển dưới da xung quanh hậu môn, nên có thể bị va chạm và kích thích. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cảm giác đau có thể xuất hiện đột ngột, gây chảy máu nghiêm trọng.
Bệnh nhân có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối u xung quanh hậu môn, chính là búi trĩ ngoại. Khi cục máu đông bị tiêu đi, lớp da thừa còn lại có thể gây ngứa.
2. Một số dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ điển hình
Đại tiện ra máu – Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ nội
Thông thường, búi trĩ nội bên trong hậu môn có niêm mạc khá mỏng, dễ bị tổn thương khi va chạm với khối phân cứng. Do đó, bệnh nhân trĩ (cụ thể là trĩ nội) rất dễ đại tiện ra máu.
Mới đầu, máu chảy ít, chủ yếu thấm vào giấy vệ sinh. Sau một thời gian, máu chảy nhiều hơn, có thể nhỏ từng giọt hoặc chảy thành dòng, đe dọa nguy cơ thiếu máu, làm cơ thể suy kiệt, giảm sức đề kháng.
Sa trĩ – Triệu chứng của bệnh trĩ tiếp theo
Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sờ và nhìn thấy sự xuất hiện của các búi trĩ ngoại ở ngoài rìa hậu môn. Ngược lại, bệnh trĩ nội cấp độ 2 mới bắt đầu xuất hiện các búi trĩ nội từ bên trong ống hậu môn thò ra ngoài.
Khi mới xuất hiện, búi trĩ có kích thước nhỏ, bằng hạt nhô hoặc hạt đậu, màu đỏ hoặc tím. Sau một thời gian, búi trĩ tăng trưởng về kích thước và trở nên ngoằn ngoèo, tạo thành vòng tròn (trĩ vòng) nếu trĩ nặng.
Hậu môn tiết dịch, ngứa ngáy có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ
Các búi trĩ nội sa hẳn ra ngoài hậu môn mang theo phân và chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm liên tục sinh sôi và phát triển, gây ngứa và kích thích hậu môn.
Hậu môn tiết dịch ngứa ngáy cũng là biểu hiện của bệnh trĩ. Người bệnh không nên dùng tay gãi khi bị ngứa hậu môn vì có thể gây tổn thương da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến ngứa ngáy hậu môn trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng khác của người bệnh trĩ
Đại tiện khó khăn và đại tiện phải rặn, khiến bệnh nhân sợ phải đi đại tiện, thậm chí nhịn đi đại tiện.
Bệnh nhân bị chảy máu thường xuyên dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng yếu, dễ bị đau đầu, choáng và ngất…
Bài viết bạn quan tâm:
- Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ tại nhà
- Đi ngoài ra máu
- Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nam giới
- Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?
3. Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh trĩ phải làm gì?
Hầu hết các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ đều được cải thiện đáng kể nếu có biện pháp điều trị thích hợp tại nhà:
✢ Tăng cường chất xơ: Chất xơ làm mềm phân, đại tiện dễ dàng và làm giảm áp lực từ búi trĩ. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau xanh và hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần giảm lượng đồ ăn gia vị, cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia…
✢ Tăng lượng nước uống: Nước làm sạch hệ tiêu hóa và hệ bài tiết, khiến phân mềm ra và dễ đi ngoài.
✢ Vận động: Tập yoga hoặc đi bộ nhanh từ 20-30 phút mỗi ngày để kích thích chức năng của ruột, tăng cường lưu thông máu hậu môn.
✢ Đại tiện đúng giờ, không nhịn đại tiện: Trì hoãn đại tiện có thể làm tăng áp lực và căng thẳng ở hậu môn. Ngoài ra, vào buổi sáng sau khi ăn cơm, bạn nên ngồi trên bồn vệ sinh một vài phút, xoa tay vòng theo khung đại tràng để thiết lập thói quen đi tiêu thường xuyên.
✢ Các biện pháp khác: Thay đổi tư thế thường xuyên, không đứng lâu hoặc ngồi nhiều một chỗ; điều trị rối loạn đại tiện triệt để (táo bón, bệnh lỵ hoặc hội chứng ruột kích thích)…
Lời khuyên: Nếu như búi trĩ đã sa xuống thì điều trị bệnh trĩ tại nhà không đạt hiệu quả vì các triệu chứng của bệnh trĩ vẫn tồn tại. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiến hành cắt trĩ càng sớm càng tốt. Hiện nay, phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu (HCPT và PPH) thường ít gây đau hơn so với phương pháp truyền thống và cho phép phục hồi nhanh hơn.
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ của các chuyên gia phòng khám trĩ Thái Hà, số 11-Thái Hà-Đống Đa-Hà Nội. Nếu bạn thấy mình xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ, tốt nên đi khám để xác định mức độ nặng nhẹ và cách điều trị hiệu quả. Đăng ký và đặt lịch hẹn khám tại phòng khám Thái Hà, xin liên hệ theo hệ thống hotline 0325.780.327- 0325.780.327, bạn hãy nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây.
Tổng hợp và biên soạn nội dung Hải Yến.