Đi cầu ra máu là bệnh gì, mẹo cách trị đi cầu ra máu tại nhà

Chào bác sĩ! Trong thời gian gần đây, cứ mỗi lần đi cầu là em lại ra máu, lượng máu chảy nhiều làm đỏ cả bồn cầu khiến em rất lo lắng. Em băn khoăn không biết đi cầu ra máu là bệnh gì? Hiện tại em chưa có thời gian đi khám nên mong bác sĩ có thể tư vấn cho em cách trị đi cầu ra máu tại nhà? Em xin chân thành cảm ơn! (Tú Quỳnh – Đống Đa – Hà Nội)

Chuyên gia phòng khám Thái Hà tư vấn:

Tú Quỳnh thân mến! Đi cầu ra máu là hiện tượng chảy máu khi đi cầu, máu dính ở phân, giấy vệ sinh hoặc ra sau phân khi đi cầu. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng.

Đi cầu ra máu là bị gì

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

✡ Bệnh trĩ: Đi cầu ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Bệnh nhân trĩ đi cầu ra máu tươi, lượng máu chảy ít hay nhiều phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ. Ở mức độ nhẹ, máu có thể ra ít và kín đáo, bệnh nhân chỉ thấy một ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu. Tuy nhiên, đi cầu ra máu ở mức độ nặng, máu sẽ nhỏ thành từng giọt hoặc thậm chí phun thành tia như cắt tiết gà.

✡ Polyp trực tràng và đại tràng: Bệnh nhân bị polyp đại trực tràng rất khó nhận biết, ngoài hiện tượng đi cầu ra máu hầu như không có thêm biểu hiện nào khác. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng. Theo báo cáo 90% trường hợp ung thư được tìm thấy là do polyp biến chứng thành.

✡ Viêm và nứt kẽ hậu môn: Hiện tượng xuất hiện các vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn, thường do rặn phân cứng gây ra. Bệnh nhân đi ngoài ra máu đỏ tươi kèm theo cảm giác đau như dao cứa mỗi khi phân đi qua ống hậu môn.  

✡ Viêm loét đại trực tràng: Bệnh hiếm gặp và có thể gây chảy máu đen hoặc đỏ tươi khi đi ngoài.

✡ Ung thư đại trực tràng: Đây là căn bệnh nguy hiểm có biểu hiện đi cầu ra máu, máu ra ngoài có thể đi kèm với chất nhầy. Mặc dù thường gặp ở người già nhưng một số người trẻ cũng có thể bị bệnh.

✡ Polyp hậu môn: Đi cầu ra máu và đôi khi có dịch nhầy kèm theo… là dấu hiệu đặc chưng của bệnh polyp hậu môn.

✡ Rò hậu môn: Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh rò hậu môn là khi bị chảy máu khi đi cầu, nhưng nếu nặng hơn còn có thể xì ra ngoài thông qua các lỗ rò.

✡ Apxe hâu môn: Người bệnh có thể nhận biết sớm bệnh lý Apxe hậu môn dựa vào các triệu chứng điển hình như đi cầu ra máu tươi, mưng mủ từ tuyến hậu môn, ngứa ngáy hậu môn và tiết ra dịch mủ có mùi hôi…

✡ Các bệnh lý khác: Táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng chảy máu hoặc xuất huyết đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn: ung thư đại tràng, máu khó đông… thì người bệnh cũng có thể nhận thấy xuất hiện hiện tượng đi cầu ra máu.

Chú ý: Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, trong đó phải kể đến các bệnh nguy hiểm như ung thư hậu môn trực tràng và polyp đại trực tràng. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy chảy máu lúc đi cầu.

Bài viết bạn quan tâm:

Mẹo trị đi cầu ra máu tại nhà

cách chữa mẹo đi cầu ra máu

Tú quỳnh thân mến! Bạn muốn chúng tôi tư vấn cách trị đi cầu ra máu tại nhà. Tuy nhiên, chuyên gia phòng khám trĩ phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy dành thời gian đi thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh diễn biến lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe để bác sĩ đưa ra cho bạn những liệu pháp điều trị phù hợp với bạn đang ở giai đoạn nào.

Theo đó, người mất máu nhiều có thể bị thiếu máu, suy giảm khả năng làm việc, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, sức đề kháng giảm và dễ mắc các bệnh lý khác. Đó là chưa kể đến các trường hợp đi cầu ra máu do bệnh polyp đại trực tràng hay viêm loét đại tràng hoặc thậm chí là ung thư… gây ra và cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Trước hết, để phòng ngừa hiện tượng đi cầu ra máu ngày càng trở nên trầm trọng, bạn cần chú ý một số thông tin sau:

Xây dựng thói quen đại tiện khoa học: Đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày, không rặn đi đại tiện và vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lần đi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bạn cần phải bổ sung nhiều thức ăn nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa như ăn nhiều rau xanh và trái cây; củ cải, ngó sen, chuối tây, vừng đen, lòng đỏ trứng gà, dưa chuột, cải bắp, mướp đắng … là những thực phẩm rất hữu ích lúc này. Ngoài ra, bạn cần hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều giàu mỡ và đồ ăn nhanh.

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện để tránh viêm nhiễm hậu môn.

Duy trì tâm trạng thoải mái, ổn định … lo lắng và căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, niêm mạc ruột non co bóp không đều và máu huyết sẽ kém lưu thông …

Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thể thao hàng ngày, ăn đúng bữa, ngủ đủ giờ, tránh lo lắng hay căng thẳng quá mức … tránh làm việc quá sức và tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.

Lời khuyên: Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải kiên trì thực hiện đúng những lời khuyên sau để hiện tượng đi cầu ra máu biến mất khỏi hoàn toàn.

  • Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ và ăn nhiều chất xơ.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, nhưng không được tập quá sức.
  • Không nên làm việc quá nặng nhọc, qua sức.
  • Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày và vệ sinh sạch sẽ cơ thể, là vùng hậu môn.
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ cùng một tư thế.

Trên đây là những lời khuyên của các chuyên gia phòng khám Thái Hàsố 11-Thái Hà-Đống Đa-Hà Nội dành cho bệnh nhân bị đi cầu ra máu. Mọi băn khoăn nào khác, bạn có thể gửi câu hỏi đến cho chúng tôi bằng cách gọi điện đến số 0325.780.327 – 0325.780.327 để được các “Bác sĩ tư vấn”.

Hải Yến/Tổng hợp.