Bệnh trĩ ngoại tuy không phổ biến bằng trĩ nội nhưng cũng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thường bị nhầm lẫn với khối thịt thừa hậu môn nên đa số người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển biến nặng.Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ về những triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng xuất hiện búi trĩ hình tròn, màu hồng nhạt phía trên đường lược. Trĩ ngoại hình thành chủ yếu do các tĩnh mạch bị căng giãn, gấp khúc. Do không có cảm giác nên bệnh trĩ ngoại thường không gây đau, ít chảy máu nhưng gây vướng cộm và dễ bị nhiễm trùng.
Những triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
Hậu môn khó chịu, vướng cộm: Do búi trĩ nằm ngay phía trên hậu môn nên gây cảm giác vướng cộm, búi trĩ dễ bị cọ sát khi ngồi xổm hay mặc quần chật.
Đại tiện chảy máu: Trĩ ngoại ít chảy máu hơn so với trĩ nội. Ở giai đoạn đầu búi trĩ chảy máu khá ít, thường dính trên giấy vệ sinh hoặc tia nhỏ trên phân. Khi phát triển lớn, búi trĩ gây chảy máu tươi thành giọt, thành tia mỗi lần đại tiện. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây thiếu máu trầm trọng.
Hậu môn sưng to, xung huyết: Búi trĩ ngoại khiến niêm mạc hậu môn bị căng phồng, gây đau rát, ngứa ngáy. Ngoài ra, hậu môn tiết ra nhiều chất dịch nhầy gây ra tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Kiểm tra các nếp gấp hậu môn sẽ thấy tình trạng xung huyết, tấy đỏ, dễ bị phân hay chất dịch nhầy đọng lại.
Sa búi trĩ: Ban đầu, búi trĩ chỉ là một khối thịt màu hồng nhạt kích thước chỉ bằng khoảng hạt đậu đen. Càng về sau kích thước búi trĩ càng tăng lên gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, búi trĩ phát triển lớn còn tăng nguy cơ sa nghẹt, hoại tử và nhiễm trùng hậu môn.
Bài viết bạn quan tâm:
- Phương pháp chữa bệnh trĩ cho chị em phụ nữ
- Thuốc bôi trĩ ngoại giai đoạn nhẹ
- Bị ngứa hậu môn vào ban đêm nên làm gì?
- Khám bệnh trĩ cần chuẩn bị những gì?
- Bà bầu bị trĩ nội do đâu
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh trĩ ngoại. Một số thống kê chỉ ra rằng bệnh trĩ ngoại có liên quan đến sự tăng sinh quá mức của lớp da thừa phía bên ngoài hậu môn. Ngoài ra những đối tượng sau cũng có tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngoại:
Những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn thiếu chất xơ, nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng gây táo bón mãn tính.
Những người có thói quen lười vận động, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
Vận động mạnh hay khuân vác vật nặng trong thời gian dài tạo áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
Vận động viên thể thao hay những người thường xuyên tập tạ nặng rất dễ mắc bệnh trĩ ngoại.
Thói quen đại tiện sai cách, cố rặn khi bị táo bón.
Hướng điều trị trĩ ngoại
Điều trị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Cụ thể như:
Các bài thuốc uống: Sử dụng rau diếp cá, rau má giã nát, lọc bỏ bã sau đó làm thành sinh tố uống mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc và điều trị bệnh từ bên trong.
Các bài thuốc đắp: dùng rau diếp cá, rau thiên lý, lá bỏng, củ nghệ tươi giã nát, đắp lên búi trĩ ngày 2 – 3 lần đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Các bài thuốc xông: chuẩn bị rau diếp cá, củ nghệ tươi, quả sung, lá ngải cứu rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun sôi và dùng để xông hậu môn từ 10 – 20 phút. Khi nước nguội bớt dùng để rửa lại hậu môn.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc tây bao gồm thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn theo sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bệnh trĩ giai đoạn nặng
Trường hợp bệnh trĩ giai đoạn nặng, điều trị bằng thuốc hầu như không mang lại hiệu quả. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành các biện pháp ngoại khoa thích hợp. Hạn chế nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng khám Thái Hà về các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc 0325.780.327 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với “bác sĩ tư vấn” chuyên khoa.
Tổng hợp/Hải Yến.