Có nhiều nguyên nhân đi cầu ra máu, căn cứ vào mức độ chảy máu, màu sắc máu chảy và các dấu hiệu đi kèm mà bác sĩ có thể chẩn đoán được những nguyên nhân khác nhau. Thông thường, nguyên nhân đi cầu ra máu tươi khác với nguyên nhân đi cầu ra máu đông và máu cục.
Đi cầu ra máu là hiện tượng chảy máu khi đi cầu, máu có thể ra lẫn với phân hoặc ra sau phân. Vị trí chảy máu thường là các bộ phận ở đường tiêu hóa, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ tổn thương của các bộ phận này.
Nguyên nhân đi cầu ra máu và các dấu hiệu nhận biết
Máu ra khi đi cầu có thể màu đỏ tươi hoặc màu đen. Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi khác hoàn toàn với nguyên nhân đi cầu ra máu đen. Các chuyên gia hậu môn trực tràng của phòng khám Thái Hà xin đưa ra một số nguyên nhân đi cầu ra máu như sau:
1;Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi
Đối với đi cầu ra máu tươi thì vị trí chảy máu thường là ở dưới đường tiêu hóa, có thể là đại tràng, trực tràng, hậu môn. Máu ra ngoài trong thời gian ngắn chưa kịp đông nên có màu đỏ tươi, có thể nhìn thấy rõ ràng khi đi cầu.
Các nguyên nhân đi cầu ra máu tươi bao gồm:
Bệnh trĩ: Bệnh nhân xuất hiện các búi trĩ nằm ở ngoài rìa hoặc trong ống hậu môn trực tràng, các búi trĩ này hình thành do thành tĩnh mạch trực tràng bị giãn quá mức, chúng nổi ngoằn ngèo thành từng đám.
Táo bón và kiết lị: Đối với táo bón, bệnh nhân phải rặn phân cứng nên làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn, dẫn đến máu chảy. Còn bệnh nhân kiết lị bị đi cầu ra máu tươi có lẫn chất nhày, kèm theo triệu chứng đau bụng và đau hậu môn, đi ngoài nhiều lần.
Viêm và nứt kẽ hậu môn: Bệnh nhân đi ngoài ra máu với lượng máu ít, máu ra thầm lặng và kín đáo, chỉ có một ít máu lẫn với phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu. Niêm mạc hậu môn bị nứt khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau như dao cứa khi phân đi qua ống hậu môn.
Ung thư đại trực tràng: Máu ra ngoài khi đi cầu thường ít, có lẫn với phân. Bệnh nhân thăm và soi trực tràng sẽ phát hiện thấy khối u. Bệnh thường gặp ở người già, khi thăm khám trực tràng sẽ phát hiện các khối u trực tràng.
Polyp đại trực tràng: Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn đến ung thư hậu môn nếu không được khám và điều trị kịp thời. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các cuống polyp có chân hoặc không chân di chuyển lên xuống trong lòng đại trực tràng.
2;Nguyên nhân đi cầu ra máu đen
Trường hợp đi cầu ra máu đen thường là do các tổn thương ở trên đường tiêu hóa (từ thực quản xuống ruột non). Do máu tồn động lại lâu ở đường tiêu hóa nên chuyển thành màu đen.
Các nguyên nhân đi cầu ra máu đen bao gồm:
Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Bệnh nhân đi ngoài ra máu đen, kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội.
Dị ứng thức ăn: Thường gặp là dị ứng hải sản. Nếu bệnh nhân bị dị ứng trầm trọng với thức ăn thì có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị xung huyết, dẫn đến đi ngoài ra máu tươi.
Xuất huyết đường tiêu hóa trên: Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày hoặc tá tràng… thì sẽ đi ngoài ra máu đen kèm theo mùi đặc trưng.
Tổng kết: Có rất nhiều nguyên nhân đi cầu ra máu, căn cứ vào lượng máu chảy, màu sắc máu và các triệu chứng đi kèm mà có thể chuẩn đoán các nguyên nhân đi cầu ra máu khác nhau. Tuy nhiên, dù thế nào bệnh nhân vẫn không nên chủ quan, khi bị đi cầu ra máu thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Bài viết bạn quan tâm:
Chuẩn đoán nguyên nhân đi cầu ra máu
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bệnh nhân bị đi cầu ra máu sẽ được bác sĩ hỏi thăm về tình trạng chảy máu, các triệu chứng đang gặp phải và tiền sử bệnh lý. Sau khi thăm khám hậu môn từ bên ngoài, bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm chức năng để chẩn đoán bệnh lý. Có thể là:
- Xét nghiệm phân và nước tiểu
- Nội soi hậu môn trực tràng.
- Nội soi đường tiêu hóa nếu nghi ngờ vị trí chảy máu là ở đoạn trên đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm tế bào nếu nghi ngờ đi cầu ra máu là do polyp hậu môn hoặc ung thư hậu môn trực tràng gây ra…
Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự nhận biết nguyên nhân đi cầu ra máu một cách chủ quan, khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu thì nên chủ động đi khám bác sĩ. Nếu đi cầu ra máu do các nguyên nhân nguy hiểm như ung thư, polyp hậu môn trực tràng… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân thì cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Trên đây là những nguyên nhân đi cầu ra máu thường gặp, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến bác sĩ phòng khám bằng cách nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây.
Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0325.780.327 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.