Thưa các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà, khoảng 1 tuần trở lại đây tôi thường xuyên bị chảy máu mỗi lần đi đại tiện, thường là máu dính trên phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Tuy số lượng máu không nhiều, không bị đau nhưng cũng khiến tôi rất lo lắng không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi đi ngoài ra máu không đau là bị bệnh gì?
Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thái Hòa – Yên Bái)
Giải đáp
Chào bạn Thái Hòa, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn đến Phòng khám đa khoa Thái Hà. Đi ngoài ra máu tươi không đau là tình trạng xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi không đau cũng rất đa dạng có thể là do táo bón thông thường hay do các bệnh lý bất thường tại hậu môn, trực tràng, ống tiêu hóa. Nếu tình trạng đại tiện ra máu ít và nhẹ sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, máu sẽ chảy nhiều kèm theo các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Một số nguyên nhân gây đại tiện ra máu không đau thường gặp
Táo bón: Tình trạng táo bón khiến phân khô, to và cứng, khi cố rặn, các cạnh của phân sẽ trà sát lên niêm mạc hậu môn gây trầy xước và chảy máu hậu môn.
Bệnh trĩ: Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cho dù là loại trĩ nào thì cũng đều có dấu hiệu chung là đại tiện ra máu. Giai đoạn đầu người bệnh sẽ không cảm thấy đau. Khi búi trĩ càng lớn, máu chảy càng nhiều kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, sa búi trĩ…
Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn xuất hiện các vết nứt theo chiều dọc khiến người bệnh bị chảy máu, đau xót mỗi lần đại tiện.
Kiết lỵ: Dấu hiệu nhận biết của kiết lỵ là đại tiện ra máu kèm chất dịch nhầy dính trên phân. Khi bệnh nặng sẽ gây cảm giác mót rặng, đau hậu môn, đau bụng.
Ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý nguy hiểm có biểu hiện là đại tiện ra máu tươi, máu thường chảy ít nên rất dễ bị bỏ qua và chữa trị muộn.
Viêm đại trực tràng chảy máu: Thường là đại tiện ra máu kèm theo chất dịch nhầy trông giống mủ.
Nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo: Người bệnh bị đi ngoài ra máu màu đen hoặc máu tươi kèm theo đau bụng dữ dội.
Polyp đại tràng, trực tràng: Các khối polyp không chỉ dễ bị sa ra ngoài mà còn gây đại tiện ra máu số lượng lớn ngay cả khi không táo bón.
Tình trạng dị ứng ống tiêu hóa: Dị ứng ống tiêu hóa thường xảy ra do chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiều đồ cay nóng làm xuất huyết niêm mạc trực tràng, đại tràng gây đi ngoài ra máu.
Xuất huyết ống tiêu hóa: Xuất huyết ống tiêu hóa bao gồm xuất huyết dạ dày, tá tràng, ống tiêu hóa nhiễm ký sinh trùng gây đi ngoài ra máu, phân có mùi khó chịu đặc trưng.
Đi ngoài ra máu tươi không đau có sao không?
Bạn Thái Hòa thân mến, như chúng tôi vừa trình bày ở trên, đại tiện ra máu có thể đơn giản chỉ do táo bón nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tại hậu môn, trực tràng. Nếu tình trạng đi ngoài ra máu tươi không đau kéo dài không chỉ khiến cuộc sống bị đảo lộn, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe. Trong đó, hậu quả trước mắt là sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, da dẻ xanh xao, mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, tụt huyết áp, dễ ngất xỉu…
Chính vì vậy, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Điều trị bệnh sớm sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.
Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài ra máu tươi không đau. Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc 0325.780.327 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0325.780.327 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.