Đại tiện ra máu(đi ngoài ra máu tươi) là tình trạng rất dễ gặp mọi đối tượng lứa tuổi. Khi bị đại tiện ra máu, nhiều người khá chủ quan chỉ đến khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau rát hậu môn, máu chảy nhiều người bệnh mơi đi khám. Đại tiện ra máu có thể xảy ra do những tổn thương tại ống hậu môn hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng.
Hiện tượng đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?
Theo bác sĩ tư vấn sức khỏe, đại tiện ra máu tươi là tình trạng máu chảy ra kèm theo phân mỗi lần đi đại tiện. Máu có thể chảy ra từ cả đoạn dưới và đoạn trên của đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc máu màu đen. Thời gian máu chảy và số lượng máu cũng khác nhau trong mỗi trường hợp.
Đi ngoài ra máu tươi nếu có nguyên nhân do táo bón thông thường hay do bị nóng trong cách chữa trị thường khá đơn giản. Trường hợp đại tiện chảy máu do các bệnh lý tại hậu môn trực tràng người bệnh cần điều trị sớm và triệt để nhằm hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đại tiện ra máu có nguyên nhân từ đâu?
Bệnh trĩ: Đại tiện ra máu là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ. Ban đầu máu chảy khá ít và kín đáo, hầu như chỉ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Về sau máu chảy nhiều thành giọt hay tia mỗi khi đại tiện, ngồi xổm hoặc vận động mạnh. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái, khiến người bệnh lo lắng khi máu chảy ngày càng nhiều. Một số trường hợp máu chảy thành tia lớn mỗi khi đại tiện gây ra hiện tượng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ ngất xỉu, choáng váng…
Nứt kẽ hậu môn: Thường do mãn tính lâu ngày gây ra. Bề mặt ống hậu môn xuất hiện các vết nứt theo chiều dọc, ban đầu các vết nứt khá nhỏ, nếu tình trạng táo bón chấm dứt vết nứt có khả năng tự lành. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm chứng táo bón, mỗi lần đại tiện vết nứt lại bị căng giãn mạnh khiến chúng ngày càng nứt to hơn. Nứt kẽ hậu môn gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh kèm theo đau rát và chảy máu hậu môn.
Polyp đại tràng, trực tràng: Biểu hiện rõ của polyp đại tràng, trực tràng đại tiện ra máu tươi số lượng lớn, ngay cả khi không bị táo bón. Nếu polyp có cuống dài và gần phía cửa hậu môn có thể bị sa hẳn ra ngoài. Máu chảy nhiều mỗi khi đại tiện nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến thiếu máu nặng.
Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Triệu chứng rõ là người bệnh bị đau bụng dữ dội kèm theo đi ngoài ra máu có màu đen.
Xuất huyết đường tiêu hóa: Các dạng xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, xuất huyết ống tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tá tràng…đều gây đại tiện ra máu kèm theo mùi khó chịu đặc trưng.
Viêm loét đại trực tràng: Viêm loét đại trực tràng gây chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện kèm theo chất nhầy dính trên phân. Một số trường hợp còn bị sốt và đau bụng dưới dữ dội.
Táo bón mãn tính: Táo bón mãn tính chính là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác tại hậu môn, trực tràng. Khi bị táo bón, do kích thước phân lớn và cứng, ống hậu môn phải căng giãn hết mức, lâu dần bị nứt ra gây chảy máu, đau rát mỗi lần đại tiện.
Bài viết bạn quan tâm:
- Đi cầu ra máu
- Đi ngoài ra máu đông là dấu hiệu của bệnh gì
- Tác hại của bệnh trĩ gây ra cho chị em phụ nữ
- Bệnh trĩ nội những biến chứng nguy hiểm
Đại tiện ra máu nguy hiểm như thế nào?
Đại tiện ra máu tuy không nguy hiểm trước mắt nhưng về lâu về dài tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe bệnh. Càng về sau máu chảy càng nhiều, khó kiểm soát gây thiếu máu trầm trọng. Để chấm dứt tình trạng đại tiện ra máu người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh. Tuy nhiên, nếu thấy bệnh tình không thuyên giảm bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mỗi người có cách phòng tránh đại tiện ra máu(đi ngoài ra máu tươi) hiệu quả. Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến phòng khám đa khoa 11 thái hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc 0325.780.327 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
Hải Yến/Tổng hợp.