Rò hậu môn là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Việc chữa bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn trọng do lúc này sức đề kháng của trẻ còn kém, cơ địa khá yếu ớt.
Vậy trẻ sơ sinh có cần phẫu thuật rò hậu môn không? Hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà cùng giải đáp trong phần nội dung dưới đây nhé!
Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh khiến trẻ gặp nhiều đau đớn, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, kém ăn, đại tiện khó.
Hiện nay tỉ lệ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh ngày càng cao và thường có nguyên nhân từ apxe hậu môn không chữa trị triệt để.
Ở trẻ nhỏ, do niêm mạc hậu môn còn mỏng và yếu, rất dễ bị viêm nhiễm, hình thành các khối apxe. Các khối apxe bị sưng tấy, ửng đỏ, tạo mủ sau đó vỡ ra. Các vết thương này sẽ chảy nhiều dịch vàng sau đó lành lại. Nhưng nếu không vệ sinh đúng cách, vết thương sẽ khó lành, hình thành nên lỗ rò hậu môn.
Ngoài ra, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh còn có nguyên nhân do bị dị vật, tắc nghẽn, ứ đọng phân, nhiễm trùng xoang tuyến hậu môn, gây viêm nhiễm các mô mềm xung quanh, tạo mủ và hình thành áp xe.
Việc trẻ cố rặn mỗi lần đại tiện cũng khiến cho các lỗ rò này bị giãn rộng hơn.
Bài viết bạn quan tâm:
Trẻ sơ sinh có cần phẫu thuật rò hậu môn không?
Vậy trẻ sơ sinh bị rò hậu môn có cần phẫu thuật không? Theo các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà, chữa trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ khác so với ở người lớn. Tùy vào mức độ lỗ rò mà các bác sĩ sẽ chỉ định có cần phẫu thuật hay không. Thông thường việc phẫu thuật rò hậu môn sẽ chỉ phải tiến hành đối với những trường hợp lỗ rò lớn và phát triển nặng.
Phương pháp điều trị: Tùy vào mức độ phát triển mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh như sau:
- Lời Sử dụng dung dịch ngâm rửa hậu môn: Tác dụng chính của các loại dung dịch ngâm rửa hậu môn là giúp vệ sinh hậu môn sạch sẽ, là sau mỗi lần đại tiện, giảm đau, giảm sưng tấy, thúc đẩy quá trình tạo mủ nhanh hơn.
- Áp dụng phương pháp ngoại khoa: Đối với những khối apxe lớn, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được chích dẫn lưu mủ và sát trùng sạch sẽ. Sau đó, cần thực hiện các bước chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh chóng liền miệng.
Nếu như đường rò vẫn không khỏi hẳn, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật xẻ đường rò để điều trị bệnh triệt để.
Vừa rồi là chia sẻ về phẫu thuật rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để các bậc cha mẹ phòng tránh bệnh đúng cách. Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội bằng cách gọi điện đến số 0325.780.327 – 0325.780.327 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.
Tổng hợp/Hải Yến.