Nhiều bệnh nhân mắc trĩ đều có thắc mắc, bệnh trĩ có lây không và nếu có lây qua đường nào? Để giải đáp câu hỏi này, chuyên gia phòng khám Thái Hà xin gửi đến bạn đọc những thông tin tư vấn trong bài viết sau:
“Thưa bác sĩ! Mong bác sĩ cho em biết là bệnh trĩ có lây không? Em vừa đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán là bệnh trĩ nội độ 1, 2. Em có nghi ngờ là em bị lây truyền bệnh trĩ từ những thành viên trong gia đình em (mẹ em và bà nội). Vậy tiện thể bác sĩ cho em biết bệnh trĩ nếu có lây truyền thì lây qua đường nào để gia đình em còn biết cách phòng tránh”
(Thu Lan, 21 tuổi, Thanh Hóa)
Trả lời:
Chào bạn! Để hiểu rõ bệnh trĩ có lây không và lây truyền qua đường nào, các chuyên gia phòng khám trĩ nhận thấy có lẽ bạn chưa biết được những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ dẫn đến hiểu nhầm này.
Thực tế, bệnh trĩ không thể có khả năng lây lan hay di truyền bạn nhé! Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ở bạn chủ yếu là do chính chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn không khoa học mà thôi.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Táo bón mãn tính
Chế độ ăn uống mất cân đối, ăn thiếu chất xơ, giàu chất mỡ, không cung cấp đủ nước cho cơ thể làm cho phân khô cứng … dẫn đến việc bạn phải rặn phân cứng mỗi khi đi đại tiện, gây áp lực cho các niêm mạc hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
Mang thai và sinh con
Ở phụ nữ mang thai, sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ đè nặng lên vùng xương chậu và dồn xuống khu vực hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ có xu hướng nặng hơn khi chị em sinh con do áp lực sinh ra trong lúc rặn sẽ khiến các búi trĩ lòi ra hậu môn nhiều hơn.
Thói quen đại tiện xấu
Đọc báo hoặc chơi điện tử khi đi vệ sinh, rặn khi đại tiện, nhịn đại tiện … khiến cho vùng niêm mạc hậu môn phải chịu áp lực.
Thói quen làm việc
Đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ít vận động … là nguyên nhân khiến cho dân văn phòng, thợ may và lái xe taxi … thường bị bệnh trĩ.
Như vậy, đối với câu hỏi bệnh trĩ có lây không, chuyên gia phòng khám Thái Hà xin khẳng định lại với bạn rằng bệnh trĩ không hề lây lan hay di truyền.
Trường hợp những thành viên trong cùng một gia đình đều bị bệnh trĩ giống nhau như bà nội, mẹ của bạn và bạn thường là do mọi người đều có chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống như nhau nên mới cùng bị bệnh trĩ.
Bài viết bạn quan tâm:
- Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữa sau sinh? (NÊN LÀM)
- Chi phí chữa bệnh trĩ năm 2018 là bao nhiêu?
- Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nam giới
- Bà bầu bị trĩ nội do đâu
- Đi ngoài ra máu nên ăn gì?
Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ
Để bệnh trĩ không trở nên trầm trọng hơn, bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc phù hợp. Cụ thể như sau:
Đại tiện mỗi ngày một lần vào một thời điểm cố định, tránh rặn khi đi đại tiện, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi.
Ăn nhiều chất xơ, giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn, uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
Tăng cường vận động thể dục thể thao, bảo đảm tập luyện ít 30 phút mỗi ngày bằng các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga và bơi lội …
Lời khuyên: Bạn Thu Lan đang bị bệnh trĩ nội cấp độ 1, 2. Đây là mức độ nhẹ của bệnh trĩ nên việc điều trị thường đơn giản và nhanh chóng. Chuyên gia bệnh trĩ khuyên bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia phòng khám Thái Hà dành cho thắc mắc bệnh trĩ có lây không và bệnh trĩ lây qua đường nào dành cho bạn Thu Lan. Mọi băn khoăn nào khác, bạn có thể nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.
Hải Yến/Biên soạn.