Nứt kẽ hậu môn là gì? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng nếp gấp ở ngoài niêm mạc hậu môn bị nứt ra. Hầu hết vết nứt có chiều ngang từ 0,5-1cm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống.
Nếu như bạn bị đau xót và chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện thì nhiều khả năng bạn đã bị nứt kẽ hậu môn. Điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà kịp thời và hiệu quả có thể khiến vết nứt tự lành trong hai tuần mà không phải đi khám bác sĩ.
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Theo y học, nứt kẽ hậu môn là một ổ loét ở niêm mạc da ống hậu môn, gây đau dữ dội khi đi đại tiện.
Nứt kẽ hậu môn được chia thành 2 dạng:
✾ Nứt kẽ hậu môn cấp tính: Vết nứt nông, hình bầu dục hoặc tam giác, màu đỏ tươi, sưng nề.
✾ Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Vết loét đáy sâu và sưng nề, có bờ dầy, gồ lên, nắn chắc, màu nhợt nhạt hoặc xám.
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
Do táo bón: Táo bón là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Người bệnh bị táo bón phải dùng sức để rặn phân ra ngoài, làm tăng áp lực hậu môn và hình thành vết nứt.
Do yếu tố cơ địa: Một số người có da và niêm mạc hậu môn ở phía sau bị lõm sâu bởi các hốc tuyến nên dễ yếu.
Do biến chứng của các bệnh hậu môn trực tràng: Bệnh trĩ (9-10%), ngứa hậu môn, viêm trực tràng và viêm quanh hậu môn…
Do chấn thương: Can thiệp ngoại khoa sau mổ cắt trĩ, hậu môn bị hẹp, sau khi rặn đẻ gây áp lực lên niêm mạc hậu môn…
3 triệu chứng cần nghĩ ngay đến bệnh nứt kẽ hậu môn
✩ Cảm giác đau khi đại tiện: cảm giác đau như dao cứa mỗi khi phân đi qua hậu môn, nhức nhối kéo dài trên vài phút sau khi đại tiện khiến bệnh nhân rất sợ đi đại tiện.
✩ Đại tiện ra máu: Sau khi đại tiện, bệnh nhân lấy giấy lau có thể thấy máu thấm vào giấy vệ sinh, kèm theo cảm giác nhức nhối hậu môn do cơ của hậu môn co thắt.
✩ Triệu chứng toàn thân: Nứt kẽ hậu môn có thể khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần.
Chẩn đoán:
Nhìn chung, triệu chứng nứt kẽ hậu môn khá giống với bệnh trĩ. Tuy nhiên, các vết nứt hậu môn có thể dễ dàng quan sát thấy ở vùng hậu môn.
✩ Khám hậu môn: Đưa ngón tay vào banh nhẹ hậu môn hoặc bảo bệnh nhân rặn cũng có thể thấy ngay được vết nứt, hoặc sự xuất hiện của một búi trĩ xơ hóa, da thừa báo hiệu vị trí của vết loét.
✩ Quan sát: Phân biệt vết loét nông hay sâu, mới hay cũ để chẩn đoán nứt kẽ hậu môn cấp tính và mãn tính.
Lưu ý: Nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm quanh hậu môn, viêm loét hậu môn do bệnh xã hội gây ra (xuất hiện chủ yếu ở đồng tính luyến ái).
Bài viết bạn quan tâm:
Phòng ngừa và chữa trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
Điều trị nứt kẽ hậu môn quan trọng là kiểm soát hiện tượng táo bón để vết nứt hậu môn có thể tự khỏi sau vài ngày, tối đa là hai tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau cho đến khi chữa lành hoàn toàn.
✓ Giảm đau: Ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc nước muối từ 15 -20 phút, 2-3 lần mỗi ngày để giảm sự co thắt làm bệnh nhân đau nhiều, đặt thuốc đạn dùng trước mỗi lần đại tiện để giúp kết tràng giãn ra và làm bệnh nhân ít đau hơn. Hoặc thuốc bôi để phong bế chỗ nứt kẽ hậu môn, hoặc uống thuốc giảm đau.
✓ Chống nhiễm khuẩn: Bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện.
✓ Ngăn chặn táo bón: Ăn nhiều chất xơ có trong hoa quả và rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên các thực phẩm nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, khoai lang; hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều giàu mỡ và các chất đạm, kiêng uống trà, cà phê, bia và rượu…
Lưu ý:
- Phụ nữ bị nứt kẽ hậu môn không nên ngâm hậu môn: Vì hậu môn có nhiều vi khuẩn độc hại, rất dễ xâm nhập vào vùng kín gây ra viêm nhiễm.
- Không nên áp dụng cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng các bài thuốc dân gian hoặc Đông y: Đặc biệt là làm theo những thông tin lan truyền trên mạng thiếu căn cứ, thiếu tính chính xác, hiệu quả không bảo đảm. Bệnh nhân nếu không cẩn thận rất dễ bị viêm nhiễm hậu môn hay gặp phải những biến chứng đáng tiếc khác.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng cần có chỉ định của bác sĩ: Hiện có rất nhiều loại thuốc khác nhau có thể khiến phân mềm và dễ đi ngoài. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc.
- Đến gặp bác sĩ nếu nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng: Nứt kẽ hậu môn nếu kéo dài sẽ dẫn đến apxe hậu môn, apxe vùng cụt có thể gây ra tử vong. Do đó, bệnh nhân nếu không thể điều trị apxe hậu môn tại nhà hiệu quả cần đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn tại phòng khám đa khoa Thái Hà
Phương hướng điều trị chung
Trường hợp nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng, kéo dài trên 2 tuần và không thể tự khỏi hoặc vết nứt tái phát nhiều lần thì bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc buộc phải tiến hành can thiệp thủ thuật ngoại khoa nong hậu môn hoặc thậm chí là phẫu thuật hậu môn, cắt bỏ chỗ vết nứt. Cụ thể:
➣ Đối với vết nứt mới, bác sĩ sẽ tiến hành nong hậu môn.
➣ Đối với vết nứt cũ, bác sĩ sẽ cắt bỏ vết nứt hoặc phẫu thuật (hay hóa chất) mở cơ thắt trong.
Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại phòng khám Thái Hà
Phòng khám đa khoa Thái Hà đã và đang áp dụng kĩ thuật PPH tiên tiến và hiệu quả trong điều trị các bệnh hậu môn trực tràng, dễ dàng giải quyết các ca nứt kẽ hậu môn mãn tính, nghiêm trọng. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng PPH có ưu điểm vượt trội so với phương pháp thông thường như:
➣ An toàn: Bảo toàn chức năng cơ vòng hậu môn, không gây hẹp hậu môn.
➣ Nhanh chóng: Quá trình chữa nứt kẽ hậu môn bằng PPH chỉ diễn ra trong vòng 10 phút.
➣ Không đau: Áp dụng kĩ thuật giảm đau tiên tiến nên bệnh nhân mất máu ít, không đau.
➣ Phục hồi nhanh: 24h sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đại tiện bình thường.
➣ Phạm vi điều trị rộng: Phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả người lớn tuổi, người bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, hay tái phát.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà số 11-Thái Hà-Đống Đa-Hà Nội hãy liên hệ 0325.780.327-0325.780.327 về bệnh nứt kẽ hậu môn, hi vọng có thể giúp bệnh nhân hiểu được nứt kẽ hậu môn là gì, các triệu chứng và cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Đăng ký khám và điều trị nứt kẽ hậu môn tại phòng khám Thái Hà, bạn hãy nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây.
Hải Yến/Tổng hợp.