Rò hậu môn để lâu có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Độc giả Ngọc Hiếu (Phú Thọ) gửi câu hỏi tư vấn đến Phòng khám đa khoa Thái Hà: “Thưa bác sĩ, tôi năm nay 41 tuổi được chẩn đoán bị rò hậu môn do trước đây điều trị apxe hậu môn không đúng cách. Từ khi bị rò hậu môn, cuộc sống của tôi đảo lộn rất nhiều do lỗ rò thường xuyên chảy nước vàng, thậm chí bị rỉ phân ra ngoài. Vậy tôi muốn hỏi bị bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không? Cách chữa trị rò hậu môn hiệu quả? Mong bác sĩ sớm giải đáp vấn đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không

Trả lời

Chào Ngọc Hiếu, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn đến Phòng khám đa khoa Thái Hà. Để giải đáp rò hậu môn có nguy hiểm không trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bệnh rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là bệnh lý xảy ra rất phổ biến, gây nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Rò hậu môn được coi là biến chứng của việc điều trị apxe hậu môn không đúng cách. Tuy nhiên, khi mắc rò hậu môn rất nhiều người do chủ quan đã âm thầm chịu đựng khiến bệnh diễn biến dai dẳng và dễ xảy ra những biên chứng nguy hiểm.

Bệnh rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn còn có tên gị dân gian là bệnh mạch lươn. Đây là chứng bệnh phổ biến tại hậu môn trực tràng chỉ đứng sau bệnh trĩ. Rò hậu môn là tình trạng các khe nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng, tạo mủ sau đó lan rộng ra các vùng da xung quanh. Khi các khối mủ này lớn sẽ bị vỡ ra, mủ chảy dai dẳng kèm theo chất nhầy và hình thành đường rò.

Rò hậu môn thường xảy ra trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi có nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, liên cầu trùng xâm nhập, tụ cầu trùng…Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của rò hậu môn

Rò hậu môn phức tạp

Các đường rò hậu môn nếu không nhận biết sớm rất dễ bị nhiễm khuẩn, lây lan sang các vùng da xung quanh khiến việc điều trị bệnh phức tạp hơn.

Gây bí tiểu

Một số trường hợp sau khi phẫu thuật điều trị rò hậu môn đã gặp phải biến chứng như bí tiểu, tiểu khó, tiểu đau buốt…Để giảm tình trạng này người bệnh có thể áp dụng các mẹo như  chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, thông tiểu…

Gây hẹp hậu môn

Một số cơ thắt hậu môn bị hoại tử, biến chứng dẫn sẽ tạo thành các mô sẹo gây hẹp ống hậu môn, cản trở việc đại tiện.

Nhiễm trùng chảy mủ

Khi bị rò hậu môn, khả năng lỗ rò có thể tự khỏi là rất thấp do đó. Lỗ rò chảy nhiều mủ, chất dịch vàng nếu bị lẫn với phân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm thậm chí hoại tử ống hậu môn.

Tăng số lượng đường rò, lỗ rò

Lỗ rò có thể tái phát đi tái phát lại nhiều lần, hình thành thêm nhiều đường rò mới, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt hậu môn gây đại tiện khó khăn, đau rát.

Nguy cơ ung thư

Nếu đường rò hình thành trong trực tràng âm đạo, trực tràng niệu đạo, trực tràng bàng quang mà không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh và có thể biến chứng thành ung thư.

Bài viết bạn quan tâm:

Cách điều trị rò hậu môn hiệu quả

Tùy vào tình trạng của lỗ rò mà các bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị bệnh khác nhau. Do ít có khả năng tự khỏi nên phương pháp ngoại khoa phẫu thuật được coi là điều trị rò hậu môn hiệu quả .

Phương pháp cắt mở đường rò

Phương pháp này phù hợp với trường hợp lỗ rò ở vị trí thấp, gần cửa hậu môn, lỗ rò đơn giản và ít ngóc ngách.

Phương pháp cắt mở đường rò bằng chỉ đàn hồi

Thường được chỉ định đối với những lỗ rò phức tạp, nhiều ngóc ngách, nằm xa cửa hậu.

Để tiến hành điều trị rò hậu môn bằng phương pháp ngoại khoa hiệu quả, chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp .

Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thông tin nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc 0325.780.327 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tổng hợp/Hải Yến.