Bạn bị lòi búi trĩ sau khi sinh phải làm sao?

Bị lòi búi trĩ sau sinh phải làm sao? Phụ nữ mang thai và sinh con phải đối diện với nguy cơ cao mắc trĩ. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt và sức khỏe, cũng như việc chăm sóc con nhỏ của chị em. Vậy bị lòi búi trĩ sau sinh phải làm sao? Các chuyên gia sức khỏe xin gửi những thông tin tư vấn cho các chị em trong bài viết sau đây:

>>Quan tâm:

Triệu chứng bệnh trĩ người bệnh thường gặp nên xem để có biện pháp phòng bệnh kịp thời.

Hình ảnh bệnh trĩ qua từng giai đoạn.

Lòi dom là gì?

bị lòi trĩ

Tại sao sau khi sinh lại bị lòi búi trĩ?

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai khiến cho các thành tĩnh mạch hậu môn bị lỏng lẻo, dễ giãn nở.
  • Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ gây áp lực lên thành chậu và hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở phụ nữ mang thai. Cho đến khi chuyển dạ, thai phụ phải dùng sức rặn để đưa em bé ra ngoài, khiến các búi trĩ trong lòng hậu môn càng có nguy cơ sa ra ngoài nhiều hơn.
  • Thời gian mang thai là giai đoạn kiêng cữ của mẹ, mẹ phải trải qua thời gian dài không dám vận động mạnh, đi lại cũng hạn chế.

Chị em bị bệnh lòi trĩ sau sinh có các biểu hiện sau

Búi trĩ lòi ra ngoài: Hầu hết các trường hợp phụ nữ mang thai có các búi trĩ đã lòi ra hẳn hậu môn.

Hậu môn ẩm ướt, sưng tấy và ngứa ngáy: Các búi trĩ lòi ra ngoài khiến cho cơ vòng hậu môn không thể khép lại; chúng chảy dịch, gây kích ứng da vùng hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy.

Chảy máu mỗi lần đi đại tiện: Mức độ chảy máu nhiều hoặc ít tùy thuộc vào mỗi người. Ở mức độ nhẹ, máu chảy ít và thầm lặng, chỉ thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu. Ở mức độ nặng, máu có thể nhỏ từng giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.

Bạn bị lòi búi trĩ sau khi sinh phải làm sao?

Bệnh trĩ sau khi sinh gây ra nhiều đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và tâm lý của mẹ bầu, đồng thời, làm gián đoạn quá trình chăm sóc con nhỏ.

Chuyên gia phòng khám Thái Hà khuyến cáo, chị em sau khi sinh mà bị búi trĩ lòi ra ngoài nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh trĩ được hiệu quả. Việc tùy tiện sử dụng các bài thuốc bôi hoặc thuốc uống không rõ nguồn gốc để chữa bệnh trĩ (như thuốc dân gian, thuốc nam hoặc thuốc bắc) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa cho con bú, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Dưới đây là những lời khuyên mà chị em cần chú ý chăm sóc, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày phù hợp

  • Vệ sinh vùng hậu môn thật kĩ và phù hợp: Tốt nên dùng nước rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện, sau đó dùng khăn ẩm và mềm để lau khô lại hậu môn, tránh dùng giấy vệ sinh có thể gây trầy xước và tổn thương hậu môn.
  • Chườm đá lạnh: Gói cục đá lạnh vào khăn mỏng, sau đó chườm lên vùng hậu môn trong vòng 5-10 phút, có tác dụng giảm đau và làm teo búi trĩ hậu môn.
  • Ngâm chân trong nước muối ấm: Dùng nước ấm có pha chút muối, sau đó ngâm chân trong 10-20 phút kết hợp với việc xoa bóp sẽ có tác dụng kích thích 6 và các huyệt đạo quan trọng ở bàn chân.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại rau, củ, quả kết hợp với việc uống thật nhiều nước mỗi ngày phòng chống táo bón và ngăn chặn tình trạng trĩ phát triển nặng hơn.
  • Vận động phù hợp: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga và bơi lội… có tác dụng thư giãn gân cốt, tăng cường sức khỏe, thúc đẩy lưu thông máu hậu môn.

Hi vọng những chia sẻ của phòng khám đa khoa Thái Hà  trên đây có thể giúp mẹ bầu biết cách xử lý khi bị bệnh lòi trĩ sau khi sinh. Mọi băn khoăn nào khác, bạn hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được tư vấn và giải đáp miễn phí. 

Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0325.780.327 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.