Rất nhiều trường hợp bị đại tiện ra máu nhưng không biết chính xác nguyên nhân đi đại tiện ra máu là gì? Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng đại tiện ra máu khiến người bệnh khá lo lắng, phiền toái. Không những thế, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm tại hậu môn, trực tràng.
Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ về nguyên nhân đại tiện ra máu cũng như dấu hiệu nhận biết để điều trị bệnh hiệu quả.
Vì sao đại tiện ra máu?
Đại tiện ra máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già. Tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh mà tình trạng đại tiện ra máu có thể nhiều ít khác nhau. Ở những giai đoạn đầu máu thường chảy ít, thường dính trên giấy vệ sinh hoặc dính thành từng tia trên phân. Khi bệnh phát triển nặng, máu có thể chảy thành từng giọt hoặc tia lớn. Ngoài ra, màu sắc máu cũng thay đổi bất thường như máu có màu đen hoặc đỏ thẫm. Một số trường hợp, máu chảy kèm theo mủ, dính vào phân hay có mùi khó chịu đặc trưng.
Đại tiện ra máu có thể xảy ra do những nguyên nhân sau
Đại tiện ra máu tươi do bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến tại hậu môn, trực tràng, chiếm trên 50% dân số Việt Nam. Các bũi trĩ hình thành do sự căng giãn, căng phồng quá mức của tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng. Bệnh trĩ chính là một trong những nguyên nhân đại tiện ra máu thường gặp . Tình trạng bệnh càng nặng, mức độ chảy máu càng nhiều kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như: đau rát, ngứa hậu môn, sa búi trĩ…
Đại tiện ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn
Táo bón mãn tính nhiều ngày là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và đại tiện ra máu. Khi các vết nứt bị căng giãn, không chỉ khiến người bệnh bị đau xót mà còn dẫn đến chảy máu theo phân. Phân có thể chảy ít hoặc nhiều tùy theo mức độ vết nứt.
Đại tiện ra máu do polyp đại tràng, trực tràng
Các polyp hình thành do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc tại đại tràng, trực tràng. Biểu hiện rõ của polyp đại tràng, trực tràng là đại tiện ra máu tươi số lượng lớn. Thậm chí không bị táo bón cũng chảy máu. Ngoài ra, nếu khối polyp hình thành gần cửa hậu môn có thể bị sa ra ngoài giống như búi trĩ.
Đại tiện ra máu do viêm loét đại trực tràng
Người bệnh bị đại tiện ra máu, phân có lẫn chất nhầy kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, sốt, mệt mỏi…
Táo bón mãn tính
Đây là nguyên nhân thường gặp gây đại tiện ra máu. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng táo bón mãn tính không được chữa trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tại hậu môn, trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn…
Cách chữa trị đại tiện ra máu hiệu quả
Tùy vào từng nguyên nhân gây đại tiện ra máu mà người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn và ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên thực hiện những lưu ý sau:
-Ăn uống khoa học, nhiều chất xơ.
-Điều trị dứt điểm tình trạng táo bón.
-Uống nhiều nước, trung bình khoảnh 8 cốc nước lớn mỗi ngày.
-Rèn luyện thói quen đại tiện đúng cách, đúng giờ.
-Vệ sinh hậu môn đúng cách, không dùng giấy vệ sinh khô ráp trà sát mạnh vì có thể khiến các vết nứt rách lớn hơn.
-Tránh xa các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
-Hạn chế rượu bia, đồ uống chứa các chất kích thích.
Trường hợp đại tiện chảy máu do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hay nhiều bệnh lý khác người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định các loại thuốc hoặc phương pháp ngoại khoa thích hợp.
Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp người bệnh điều trị bệnh triệt để và hiểu quả. Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay tới Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0325.780.327 hoặc 0325.780.327 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0325.780.327 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.