Đi ngoài ra máu đen là biểu hiện của bệnh nào?

Đi ngoài ra máu đen là biểu hiện của bệnh nào? Có nhiều nguyên nhân đi ngoài ra máu đen bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Nếu như đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng đi ngoài ra máu đen sau đây:

Đi ngoài ra máu thường là tình trạng bài tiết phân có máu, máu chảy ở đường tiêu hóa gây ra. Nếu máu chảy ở đường tiêu hóa dưới thì bệnh nhân bị đi ngoài ra máu đỏ tươi còn nếu máu chảy ở đoạn đường tiêu hóa trên, máu tồn đọng lâu trong hệ thống tiêu hóa sẽ chuyển thành màu đen, gây ra tình trạng đi ngoài ra máu đen.

Bộ phận đường tiêu hóa trên được tính từ dạ dày, gan mật, thực quản hoặc ruột non… Ngoài ra, máu có thể chảy từ mũi họng chảy xuống, được nuốt vào cũng có thể đi ngoài ra máu đen.Phân đen sệt như hắc ín, mùi hôi thối… thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, ăn không ngon miệng, đau hoặc cảm giác nóng rát trực tràng…

đi ngoài ra máu đen

Đi ngoài ra máu đen là biểu hiện của bệnh nào?

Bệnh nhân bị đi ngoài ra máu đen có thể do một số nguyên nhân sinh lý như: Cách ăn uống hoặc do việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc bổ sung sắt, ăn huyết (tiết canh)…Ngoài ra, đi ngoài ra máu đen cũng có thể là do dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như nhiễm trùng, chấn thương, viêm nhiễm và các bệnh lý ác tính ở đường hậu môn trực tràng.

Các bệnh lý là nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài ra máu đen thường gặp là:

Các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đường tiêu hóa, viêm ruột…

Chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản thường do xơ gan gây ra.

Chảy máu đường mật: Các bệnh về đường mật và mạch máu như sỏi túi mật, viêm túi mật xuất huyết, viêm đường mật, bệnh mạch máu, chấn thương gan mật và các thủ thuật thực hiện tại gan mật…

Viêm túi thừa: Xuất hiệp các túi thừa nhỏ hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa, thường là phần cuối của đại tràng.

Ung thư dạ dày hoặc ung thư đường tiêu hóa: Bệnh nhân đi ngoài ra máu đen có lẫn chất nhầy thì có thể là do ung thư dạ dày hoặc ung thư đường tiêu hóa gây ra. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng bệnh nhân nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Đi ngoài ra máu đen có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Muốn biết chính xác là bệnh lý nào thì bệnh nhân cần phải đi bác sĩ khám để tiến hành kiểm tra các xét nghiệm chức năng, có thể là xé nghiệm CTM, kiểm tra chỉ số máu chảy máu đông, kiểm tra dấu vết của máu ẩn trong phân, siêu âm hay CT scan, chụp cản quang đại tràng và trực tràng…

Sau khi có kết quả kiểm tra chính xác, căn cứ vào từng bệnh lý tìm được và mức độ nghiêm trọng của máy chảy mà bác sĩ sẽ đề nghệ bệnh nhân nhập viện hay không để theo dõi xử lý.

Bài viết bạn quan tâm:

Phòng ngừa đi ngoài ra máu đen, bạn đọc cần lưu ý

Ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều rau xanh và các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa…

Hạn chế sử dụng nhiều chất kháng viêm, trong trường hợp có sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thông báo với bác sĩ tác dụng phụ của thuốc nếu gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu đen.

Không nên sử dụng chất kích thích, lạm dụng rượu bia, thuốc lá vì có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày…

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về hiện tượng đi ngoài ra máu đen có thể là biểu hiện của bệnh nào. Bạn đọc có băn khoăn nào khác cần tư vấn thêm, hãy nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp trực tuyến miễn phí. Hoặc gọi điện đến số 0325.780.327 để đăng ký và đặt lịch hẹn khám.

Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0325.780.327 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.